Cách xem hướng cổng nhà theo tuổi và hợp phong thủy
Một quan điểm rất được ủng hộ trong thiết kế nhà đẹp và xây dựng công trình chính là hướng cổng nhà không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà mà nó còn mang lại sự may mắn cùng tài lộc và xua trừ các khí xấu cho gia đình bạn. Theo phong thủy cổng là bộ phận không thể thiếu của mỗi ngôi nhà. Và cổng chính là vị trí được xem là nơi dẫn khí vào nhà, đồng thời bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân xấu bên ngoài. Vì thế, cách bố trí cổng nhà theo tuổi và kích thước trụ cổng theo phong thủy là điều cần thiết trong thiết kế thi công nhà ở.
Mời bạn cùng đến với các nội dung cơ bản về cách xem hướng cổng nhà theo tuổi được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Chọn vị trí đặt cổng nhà hợp lý
Cổng chính là lối vào tiếp cận đầu tiên vào ngôi nhà trong khu đất. Trước tiên vị trí cổng chính nhà sẽ bị tác động bởi ngoại cảnh. Cổng chính là vị trí tiếp cận đầu tiên vào nhà nên cổng chính phải ở vị trí có hướng gió chủ đạo, tức là gió vào nhà nhiều nhất.
Để ngôi nhà được thông thoáng cổng chính được bố trí thuận cho việc tiếp cận vào ngôi nhà nhanh nhất. Nên mở cổng nhà theo hướng đón ánh nắng mặt trời vào nhà nhiều nhất.
Như chúng ta đã biết ánh nắng vào nhà càng nhiều, không khí trong nhà càng khô mát, thoáng và sạch sẽ.
Mở cổng nhà theo hướng đón ánh nắng mặt trời vào nhà nhiều nhất sẽ tốt cho gia chủ
Cách xem hướng cổng nhà theo tuổi
Có nhiều người quan niệm chỉ cần chọn hướng nhà còn hướng cổng thì không quan trọng. Đây là quan niệm không đúng. Bởi vì trong phong thủy mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó.
Cách bố trí hướng phong thủy cổng giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Nên mở cổng nhà theo tuổi mệnh của gia chủ như sau:
– Gia chủ mệnh Kim
- Mở cổng nhà về hướng Bắc và Tây Nam. Hai hướng này thuộc hành Thổ tương sinh với Kim.
- Tránh đặt hướng Nam vì hướng này thuộc hành Hỏa. Do Hỏa khắc với Kim sẽ không tốt cho gia chủ.
– Gia chủ mệnh Mộc
- Mở cổng nhà về hướng Bắc vì hướng này tương sinh cho Mộc.
- Tránh đặt hướng Tây và Tây Bắc, hai hướng này không tốt cho gia đình.
– Gia chủ mệnh Thủy
- Mở cổng nhà về hướng Tây và Tây Bắc vì thuộc hành Kim. Do Kim tương sinh với Thủy.
- Tránh đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam vì các hướng này thuộc hành Thổ, theo thuyết ngũ hành thì Thổ khắc Thủy.
– Gia chủ mệnh Hỏa
- Mở cổng nhà về hướng Đông hoặc Đông Nam. Vì đây là hai hướng Mộc tương sinh với hành Hỏa.
- Người thuộc mệnh Hỏa kiêng mở cổng hướng Bắc vì theo phong thủy hướng Bắc là hướng thuộc hành Thủy, không sinh lợi, không tốt cho gia chủ.
– Gia chủ mệnh Thổ:
- Mở cổng nhà về hướng Nam. Hướng này thuộc hành Hỏa nên tương sinh với Thổ mang đến những điều tốt cho gia chủ.
- Tránh đặt hướng Đông và Đông Nam do hai hướng này thuộc mệnh hành Mộc sẽ không phù hợp với với gia chủ mệnh Thổ.
Kiểu dáng, màu sắc, chất liệu phong thủy cổng
Ngoài việc chọn được vị trí tốt thì kiểu dáng thiết kế, màu sắc cùng vật liệu làm cổng hợp với mệnh cũng là việc quan trọng. Mỗi gia chủ sẽ có những cách chọn màu cổng theo mệnh của mình.
Gia chủ mệnh Kim: chọn cổng có hình dáng cong tròn, màu xám, ghi, trắng hoặc bạc. Vật liệu làm cổng nên thiên về kim loại như sắt, inox, nhôm, …
Hướng mở cổng nhà cho gia chủ mệnh Kim
Gia chủ mệnh Mộc: chọn cổng làm bằng gỗ hay cổng sắt có dùng họa tiết hoa lá và sơn màu xanh lá cây.
Hướng mở cổng nhà cho gia chủ mệnh Mộc
Gia chủ mệnh Thủy: chọn cổng có gam màu xanh nước biển hoặc màu đen, kết hợp hoa văn uốn lượn mềm mại.
Hướng mở cổng nhà cho gia chủ mệnh Thủy
Gia chủ mệnh Hỏa: chọn cổng có nhiều nét nhọn hoặc vát chéo. Cổng nên sơn màu đỏ hoặc nâu.
Hướng mở cổng nhà cho gia chủ mệnh Hỏa
Gia chủ mệnh Thổ: chọn cổng có kiểu dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây bằng gạch đá. Tổng thể của cổng và hàng rào nên là màu nâu hoặc vàng.
Hướng mở cổng nhà cho gia chủ mệnh Thổ
5 điều kiêng kỵ trong phong thủy khi làm cổng chính nhà bạn cần biết
Để thu hút tài lộc và gọi mời nhiều may mắn, vận khí đến cho gia đình, cổng chính và ngõ vào nhà của bạn cần phải được chăm chút và tránh 5 điểm kiêng kỵ như sau:
- Hướng mở cổng nhà theo tuổi: mở cổng nhà ra ngoài sẽ giúp ngôi nhà của bạn hút vượng khí đi vào bên trong, sẽ không thất thoát tiền bạc và mang nhiều điều tốt lành đến cho gia chủ.
- Tránh thiết kế lối đi nhỏ hẹp: lối đi từ cổng vào nhà phải có sự cân đối, hài hòa với cổng. Nếu lối đi hẹp hay có nhiều cây cối rậm rạp vô tình khiến hạn chế tầm nhìn, mà còn làm ngôi nhà trở nên tăm tối, thiếu ánh sáng. Do đó, nếu diện tích khuôn viên không quá rộng thì bạn hạn chế trồng cây to gần cổng, nhằm đảm bảo lối đi rộng rãi, thoải mái và vượng khí cũng không bị cản trở.
- Vị trí cổng cần tránh xung sát: lưu ý tránh các vị trí xung sát từ bên ngoài, điển hình như cửa cổng hai nhà đối diện nhau, góc nhọn của nhà đối diện, đối diện với cột điện hoặc các cây lớn, hay các đường giao thông giao cắt với nhau.
- Trụ cổng theo phong thủy: kích thước cột cổng nhà, trụ cổng cao bao nhiêu theo phong thủy thì đẹp, chiều cao cổng nhà, chiều rộng cổng nhà theo phong thủy, xem hướng cổng vào nhà theo tuổi, … là những vấn đề gia chủ nên quan tâm, chú trọng.
Theo các chuyên gia, chiều rộng, chiều cao cổng nhà theo phong thủy cần căn cứ vào thước Lỗ Ban, cụ thể là thước lỗ ban cửa cổng. Kích thước làm cổng nhà rộng bao nhiêu thì đẹp?
+ Kích thước chiều rộng cổng nhà hợp phong thủy phải là âm (số chẵn)
+ Chiều dài kích thước, số đo cửa cổng ngõ là dương (số lẻ).
Trong đó, số đo cửa cổng đẹp chuẩn xây cổng nhà theo phong thủy như sau: Kích thước cửa cổng một cánh mở cổng theo thước lỗ ban: Kích thước cổng chính theo phong thuỷ là 81cm x 212cm. - Kích thước cổng rào cần cân đối với nhà chính. Cổng quá lớn khiến khí phân tán, còn quá nhỏ không thu đủ khí vào nhà không tốt.
Thực tế thì tùy điều kiện khu đất và quy định tại địa phương mà bạn có thể linh hoạt điều chỉnh thiết kế trụ cổng theo phong thủy, hướng cổng nhà theo tuổi, để đảm bảo an ninh và tính riêng tư.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, dù làm theo các nguyên tắc của phong thủy nhưng bạn cũng cần đảm bảo tính hài hòa với các yếu tố thẩm mỹ.
YouHomes chúc bạn có được sự lựa chọn phù hợp khi làm cổng nhà cho mái ấm của mình, hi vọng sẽ giúp ích quý vị nhiều trong việc áp dụng vào thực tế.
>>>>>>>>> luật quy hoạch đô thị
>>>>>>>>> mẫu hợp đồng mua bán
Xem thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền mua bán đất mới nhất hiện nay 2020
Bài viết liên quan