Xã hội ngày càng phát triển kéo theo mong muốn, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng cao. Việc tự đứng ra kinh doanh mở một cửa hàng của riêng mình đã không còn quá xa lạ. Mặc dù vậy, những người mới bắt đầu chưa có kinh nghiệm chắc chắn còn rất nhiều bỡ ngỡ, không biết phải bắt đầu từ đâu, hay làm như thế nào mới là đúng. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích đem đến cho bạn những kiến thức cơ bản về mô hình kinh doanh khá được ưa chuộng hiện nay- mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng cafe nhượng quyền.
I. Cửa hàng nhượng quyền nghĩa là gì?
Nhượng quyền kinh doanh hay còn gọi là Franchise là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức( hay còn gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thực nghiệm của bên nhượng quyền tại địa điểm, khu vực cụ thể nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Phía bên nhượng quyền sẽ đảm bảo cung cấp đúng, đầy đủ cho bên nhận nhượng quyền về hình thức, tên thương hiệu, công thức, cách thức vận hành,… tuỳ theo từng hình thức nhượng quyền.
Bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt từ bên hệ thống nhượng quyền từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, quảng cáo, chất lượng sản phẩm,… Thêm vào đó việc bị kiểm tra định kì và đột xuất cũng là một điểm cần lưu ý.
Ở thị trường Việt Nam hiện nay có một số các thương hiệu nhượng quyền phổ biến như: Gà rán KFC, McDonals, Lotteria, cafe Trung Nguyên, cafe G7, Cộng cafe, Milano cafe, Highlands Coffee, Tocotoco,…
Mức tiêu thụ cafe của thị trường Việt Nam ngày càng cao, sức hấp dẫn cũng được định giá lên tới cả tỉ USD. Chính vì thế, các hình thức kinh doanh cửa hàng cafe càng phát triển, đặc biệt là mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng cafe nhượng quyền.
II. Ưu điểm và nhược điểm
2.1. Ưu điểm
– Mức độ phổ biến thương hiệu:
Một thương hiệu có tiếng sẽ giúp cửa hàng có được lượng khách hàng ổn định mà không mất quá nhiều chi phí quảng bá thương hiệu
– Được đào tạo kỹ năng
Bạn sẽ được bên nhượng quyền hướng dẫn cách thức kinh doanh, quy trình sản xuất, cách đào tạo nhân viên mà không cần phải học thêm ở ngoài. Họ cũng sẽ đưa cho bạn những lời khuyên, giải pháp để cửa hàng đi vào hoạt động thuận lợi ngay cả khi bạn là ngừoi chưa có kinh nghiệm trong ngành.
– Được hỗ trợ về thiết bị máy móc
Các thiết bị pha chế cũng như phần mềm quản lí bạn cũng được cung cấp bởi bên nhượng quyền
– Ít rủi ro hơn
Với mô hình nhượng quyền sẵn có bạn sẽ được hỗ trợ tối đa về nguồn nguyên liệu, dữ liệu khách hàng, cách vận hành cửa hàng. Từ đó giảm tối ưu nguy cơ thất bại hoặc phá sản.
2.2. Nhược điểm
– Có nguy cơ bị ảnh hưởng một trong số những quán thuộc cùng thương hiệu
– Mô hình kinh doanh này không thuộc về bạn vĩnh viễn
– Bạn không thể tự điều chỉnh về công thức cũng như trang trí theo phong cách riêng của bản thân.
– Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bên nhượng quyền
>> Xem thêm: Mở đại lý sơn: Cần bao nhiêu vốn? Nên lựa chọn hãng nào?
III. Các bước mở quán cà phê nhượng quyền cơ bản
3.1. Lựa chọn thương hiệu
Tìm hiểu thông tin, lựa chọn thương hiệu cafe uy tín để kinh doanh nhượng quyền để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Những thương hiệu cafe nhượng quyền siêu lợi nhuận
3.2. Chi phí nhượng quyền
Dựa trên mô hình kinh doanh, mức độ phổ biến khác nhau mà mỗi thương hiệu sẽ có những mức giá nhượng quyền khác nhau. Vì thế bạn cần tính toán kỹ lưỡng để chọn được thương hiệu phù hợp với mức tài chính của bản thân.
Ví dụ:
Cộng Cafe: phí nhượng quyền từ 300 triệu, phí quản lý hàng tháng là 7% doanh thu
Highlands Coffee: phí nhượng quyền 3,5 đến 5 tỷ đồng, phí quản lý hàng tháng7% doanh thu.
3.3. Mặt bằng
Mặt bằng chiếm một phần rất quan trong việc phát triển kinh doanh của cửa hàng. Bạn nên lựa chọn mặt bằng rộng rãi, không gian thoáng, có chỗ để xe, nằm ở khu vực đông dân cư để nhanh chóng thu hồi vốn cũng như gia tăng độ phổ biến của cửa hàng.
3.4. Đăng ký giấy phép kinh doanh
Mỗi địa phương sẽ có quy định về giấy tờ đăng ký, giấy bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy nộp thuế,…khác nhau. Do đó bạn nên tìm hiểu các thủ tục thông qua các cơ quan thẩm quyền rõ ràng trước khi mở quán tránh những rắc rối về sau.
3.5. Marketing
Thời đại 4.0, mạng xã hội phát triển như hiện nay, bạn có thể dễ dàng quảng cáo qua các trang mạng phổ biến như: Facebook, Instagram, Tiktok,…
Ngoài ra thuê các KOL quảng bá hoặc những chính sách ưu đãi như thẻ tích điểm, giảm giá cho những lần mua hàng sau cũng là một cách giúp thu hút khách hàng đáng kể
3.6. Tối ưu hoá chi phí cho cửa hàng
Mặc dù khi bắt đầu mô hình kinh doanh cửa hàng cafe nhượng quyền bạn sẽ giảm được khoảng ⅓ chi phí so với kinh doanh bình thường nhưng bạn cũng cần tối ưu hoá các chi phí ban đầu một cách triệt để tránh rủi ro ban đầu sẽ không có ngay lợi nhuận.
Bạn có thể tham khảo theo gợi ý của ông Vũ Việt Anh- người sáng lập chuỗi cafe Gemini như sau:“ Các chi phí bỏ ra không được phép chiếm quá 80% doanh thu, tức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu 20%. Ví dụ, chi phí mặt bằng không nên chiếm trên 30% doanh thu, mức chi lương tối đa khoảng 15%, giá vốn chiếm dưới 30%”.
3.7.Đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Quán cafe không chỉ là địa điểm giải khát đơn thuần mà còn là nơi để hẹn hò, tụ tập người thân, bạn bè hay bàn chuyện công việc nên ngoài yếu tố chất lượng đồ uống ngon, dịch vụ phục cũng là một điều vô cùng quan trọng. Dịch vụ chăm sóc tốt sẽ giúp cửa hàng giữ chân được khách hàng cũng như là một điểm ấn tượng khác biệt với các cửa hàng còn lại.
Bài viết trên chúng tôi đã chỉ ra kiến thức cơ bản về việc kinh doanh chuỗi cửa hàng cafe nhượng quyền cũng như ưu và nhược điểm của mô hình này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì mong bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: