Tăng nhãn áp có chữa được không?

Bạn đang muốn biết nhiều hơn về căn bệnh tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp nghe nói rất nguy hiểm. Nhưng tăng nhãn áp có chữa được không?

Mục lục

I. Tăng nhãn áp là gì?
1. Loại nguyên phát
2. Loại thứ phát
II. Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp
1. Glocom loại nguyên phát 
2. Glocom loại thứ phát
III. Tăng nhãn áp có chữa được không?

I. Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống) là một bệnh lý ở mắt. Bệnh này xuất phát từ nguyên nhân áp suất tăng cao của dịch kính trong nhãn cầu.Điều này dẫn đến hủy hoại các tế bào thị giác.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp

Người ta thường phân loại tăng nhãn áp thành 2 loại

1. Loại nguyên phát

  • Glocom góc đóng nguyên phát

Bệnh này thường gặp ở người Châu Á hơn người Châu Âu do cấu trúc nhãn cầu nhỏ hơn. Nguy cơ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới và có theo di truyền.

  • Glocom góc mở nguyên phát gồm:

  • Glocom góc mở nguyên phát có nhãn áp cao.

  • Glocom góc mở nguyên phát có nhãn áp không cao 

  • Nhãn áp cao đơn thuần

2. Loại thứ phát

Glocom loại thứ phát thường do những nguyên nhân về rối loạn tai mắt hoặc toàn thân, viêm màng bồ đào hoặc chấn thương…

Glocom có nguyên lý là phá hủy các tế bào thị giác và vì thế, các tế bào này không hồi phục được. Nếu không phát hiện kịp thời, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Vậy triệu chứng để nhận biết bệnh tăng nhãn áp là gì?

Xem thêm:  Lẹo mắt

II. Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp

Như chúng tôi đã nêu ở trên một số loại tăng nhãn áp, và mỗi loại tăng nhãn áp có biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng điển hình dễ nhận biết cho từng loại đó là:

Triệu chứng tăng nhãn áp thế nào?

Triệu chứng tăng nhãn áp thế nào?

1. Glocom loại nguyên phát 

Tăng nhãn áp góc đóng:

  • Glocom góc đóng cơn cấp: các triệu chứng đột ngột, dữ dội, dễ phát hiện: mắt đau, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ sáng, nhãn cầu căng thậm chí thị lực giảm nhanh. Triệu chứng toàn thân có thể non, ỉa chảy, sốt,…

  • Glocom góc đóng bán cấp: gần giống góc đóng đơn cấp nhưng triệu chứng ít dữ dội hơn, các mức độ tăng dần. 

  • Glocom góc đóng mạn tính: Trái ngược với các loại glocom góc đóng, loại này gần như không có triệu chứng, chỉ xuất hiện dần dần. 

Tăng nhãn áp góc mở: 

Gần như không có triệu chứng rõ ràng khiến người mắc bệnh rất khó nhận biết. Bệnh sẽ âm thầm mà tiến triển thành mãn tính. Các dấu hiệu xuất hiện rất qua loa, có rồi lại hết. Thường khi người bệnh phát hiện thì đã ở giai đoạn bệnh nặng.

Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp là gì?

Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp là gì?

2. Glocom loại thứ phát

Vì bệnh này xuất phát từ những nguyên nhân như từ bệnh khác hoặc tác động chấn thường nên thường phát hiện ra sớm hơn và trong quá trình điều trị các bệnh đó.

III. Tăng nhãn áp có chữa được không?

Câu trả lời: Bệnh tăng nhãn áp chỉ điều trị được khi phát hiện bệnh và giảm, dừng bệnh. Tuy nhiễn, những tổn thương mà trước đó bệnh đã gây ra thì gần như hồi phục được.

Điều trị tăng nhãn áp

Điều trị tăng nhãn áp

Điều trị tăng nhãn phải xác định được loại bệnh thì phương án điều trị mới hiệu quả.

Loại glocom góc đóng thường được điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp cũng cần phải phù hợp với tình trạng và giai đoạn của bệnh. Hiện nay có 3 phương pháp mổ phổ biến là cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch, bằng laser.

Loại glocom góc mở điều trị nhằm hạ nhãn áp xuống. Phương pháp cũng tùy trường hợp.

Để bệnh được điều trị hiệu quả nhất, người bệnh cần 

  • Theo dõi sau khi điều trị thật kĩ càng, kiểm tra 3 tháng sau đó và định kì 6 tháng những lần tiếp theo. 

  • Chăm sóc mắt theo chỉ định của bác sĩ và vệ sinh mắt thường xuyên.

Những loại dung dịch nhỏ mắt phải là loại được bác sĩ khuyên dùng. Sản phẩm thuốc nhỏ mắt như nhỏ mắt Luvis có chứa HA(Hyaluronate) – Hoạt chất số một trong điều trị khô mắt được các bác sĩ khuyên dùng. Đây là dung dịch có tác dụng giữ ẩm, bảo vệ, làm giảm kích ứng, khô, rát và cảm giác có vật thể lạ trong mắt rất hiệu quả.

Vệ sinh mắt bằng dung dịch nhỏ mắt thường xuyên

Vệ sinh mắt bằng dung dịch nhỏ mắt thường xuyên

Trong nhiều trường hợp, glocom tuy đã được điều trị, những người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không đi khám, bệnh âm ỉ tiến triển dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi định kỳ từ khi phát hiện bệnh, kiên trì điều trị suốt đời.

Vậy là câu hỏi “Tăng nhãn áp có chữa được không?” đã có câu trả lời. Chúng tôi khuyên bạn nên chú ý sức khỏe mắt của bạn và những người xung quanh để nếu gặp phải cũng phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp nhé. Chúc các bạn luôn có đôi mắt sáng khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách order hàng trung quốc về việt nam trên taobao đơn giản

>>> Các loại giường ngủ hiện đại cho gia đình

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *